I. Đặt vấn đề
Sự cần thiết của STEM Farm: Trong thời đại công nghiệp 4.0, việc tích hợp giáo dục STEM vào giảng dạy là rất quan trọng để phát triển tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh. STEM Farm được thiết kế để lồng ghép lý thuyết với thực hành, giúp học sinh áp dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao nhận thức về tự nhiên và ứng dụng khoa học vào thực tế trong lĩnh vực nông nghiệp.
II. Mục tiêu của Đề án
– Nâng cao kiến thức cho học sinh ở các bộ môn toán, tự nhiên xã hội, khoa học, vật lý, hóa học, sinh học, công nghệ và hướng nghiệp thông qua hoạt động ở STEM Farm cho học sinh.
– Đổi mới phương thức dạy & học ở trường phổ thông nhưng phù hợp với định hướng và đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục PT 2018.
– Giải quyết bài toán nhân sự và cơ sở vật chất, chương trình, bài giảng STEM trong các nhà trường hiện nay.
– Giải quyết khó khăn trong XD chương trình STEM nhà trường và các khó khăn từ phía GV
– Phát triển tư duy (học cách phân tích và giải quyết vấn đề), khuyến khích sự tò mò, sáng tạo, phát triển kỹ năng thực hành cho HS thông qua hoạt động STEM, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và tình yêu thiên nhiên, tăng cường tính đoàn kết và hợp tác của HS
– Góp phần chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai HS
III. Nội dung Đề án
3.1. Cơ sở pháp lý của đề án
Đề án là sản phẩm nghiên cứu thuộc đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mã số B2021-33-01 do TS. Nguyễn Ngọc Linh làm chủ nhiệm, do hội đồng khoa học cấp Bộ GD&ĐT nghiệm thu ngày 31/12/2023, xếp loại: Suất xắc.
Quyết định 3813/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 11 năm 2020 do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt danh mục đề tài KHCN cấp Bộ thực hiện từ năm 2021`(Phụ lục 1)
Quyết định 3975/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2023 do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc thành lập hội đồng đánh giá cấp Bộ đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ (Phụ lục 3)
Biên bản Hội đồng khoa học đánh giá, nghiệm thu cấp Bộ đề tài khoa học cấp Bộ ngày 24 tháng 12 ăm 2023 do Bộ giáo dục và Đào tạo phê duyệt (Phụ lục 2).
3.2. Hệ thống văn bản pháp lý của Bộ giáo dục về việc triển khai hoạt động STEM trong trường học.
Hệ thống văn bản pháp luật và tài liệu hướng dẫn cụ thể về giáo dục STEM trong nhà trường Việt Nam gồm:
– Luật Giáo dục 2019: Với mục tiêu giáo dục: Nhấn mạnh việc phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cho học sinh; khuyến khích bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề của người học. Nội dung giáo dục: Khuyến khích áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại, bao gồm các nội dung liên quan đến STEM để phù hợp với yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong bối cảnh mới.
– Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Cấu trúc chương trình mới: Chương trình được thiết kế theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Các môn học như Khoa học tự nhiên, Công nghệ, và Toán học có thể được tích hợp theo hướng STEM. Yêu cầu về dạy học: Cần thúc đẩy việc học tập thông qua trải nghiệm thực hành, dựa trên các dự án và nghiên cứu, từ đó áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
– Nghị quyết 29-NQ/TW (2013): Đổi mới giáo dục và đào tạo: Đề ra nhiệm vụ đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, trong đó chú trọng giáo dục STEM.
– Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT: Quy định về chương trình giáo dục phổ thông: Bao gồm các quy định về việc tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục STEM vào chương trình giảng dạy. Phương pháp dạy học: Hướng dẫn giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, dựa vào việc thực hành và hoạt động nhóm.
– Đề án 404/QĐ-TTg (2018): Mục tiêu phát triển STEM: Đề án nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục STEM trong việc phát triển năng lực sáng tạo và nghiên cứu cho học sinh, góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững.
– Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT: Quy định tổ chức hoạt động giáo dục STEM: Hướng dẫn các trường triển khai các dự án, hoạt động ngoại khóa liên quan đến STEM, khuyến khích sự tham gia của học sinh.
– Hướng dẫn số 5579/BGDĐT-GDTrH (2020): Triển khai giáo dục STEM: Cung cấp hướng dẫn cụ thể cho các trường trung học về cách thức áp dụng giáo dục STEM trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động học tập.
Tài liệu và mô hình giáo dục STEM: Các tài liệu và mô hình từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, ví dụ như: Mô hình trường học STEM: Kinh nghiệm quốc tế và hướng dẫn cách áp dụng chúng tại Việt Nam. Bộ công cụ STEM: Các bộ công cụ và bài giảng phù hợp với học sinh các cấp, hỗ trợ cho việc giảng dạy.
Các sáng kiến và chương trình hỗ trợ từ tổ chức phi chính phủ: Nhiều tổ chức quốc tế và trong nước cũng triển khai các chương trình giáo dục STEM, cung cấp tài liệu và workshop cho giáo viên.
Dưới đây là một số văn bản quan trọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan đến giáo dục STEM tại Việt Nam:
– Chỉ thị số 26/CT-BGDĐT (2016): Về việc tăng cường giáo dục STEM trong các cơ sở giáo dục phổ thông, chỉ thị này nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học trong việc phát triển năng lực cho học sinh.
– Kế hoạch số 2375/KH-BGDĐT (2018): Kế hoạch triển khai giáo dục STEM trong các trường phổ thông, nêu rõ mục tiêu, nội dung và các hoạt động cụ thể nhằm thực hiện giáo dục STEM.
– Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT: Về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông đối với các môn học STEAM như Khoa học tự nhiên, Công nghệ và môn Tin học, trong đó có các hướng dẫn cụ thể cho việc tích hợp giáo dục STEM.
– Tài liệu hướng dẫn giáo dục STEM: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát hành nhiều tài liệu hướng dẫn giáo viên áp dụng giáo dục STEM vào giảng dạy, bao gồm: các mô hình bài giảng, phương pháp dạy học tích cực và cách tổ chức hoạt động thực hành STEM.
– Đề án Phát triển giáo dục STEM: Đề án đã được Bộ Giáo dục ban hành nhằm thúc đẩy và mở rộng giáo dục STEM trong các trường học, với các hướng dẫn cụ thể cho từng giai đoạn triển khai.
– Hướng dẫn số 1759/BGDĐT-GDTrH (2020): Về việc triển khai giáo dục STEM trong các trường trung học, nêu rõ các bước để tổ chức hoạt động và khuyến khích giáo viên sáng tạo trong giảng dạy.
– Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT: Về quy định đánh giá và công nhận mô hình trường học STEM, nhấn mạnh các tiêu chí đối với các trường muốn thực hiện giáo dục STEM.
– Kế hoạch số 5555/BGDĐT-GDTrH (2021): Đề ra các nhiệm vụ và giải pháp để thúc đẩy giáo dục STEM, từ việc đào tạo giáo viên đến phát triển cơ sở hạ tầng cho các hoạt động STEM trong trường học.
3.2. Khó khăn trong việc triển khai STEM trong trường học ở Việt Nam hiện nay
– Khó khăn từ nhận thức: STEM là một môn dạy theo kiểu tích hợp, liên môn, do đó giáo viên phải thay đổi phương pháp và cách thức giảng dạy, nhiều giáo viên chưa sẵn sàng cho việc dạy. Đa số GV coi tính chất tích hợp của giáo dục STEM là một thách thức.
– Khó khăn từ người học (HS): HS phải chủ động tự tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, chủ động nêu các ý tưởng & triển khai ý tưởng --> Đòi hỏi ý thức học, tính tự học rất cao. Sự quan tâm của học sinh là rào cản đối với việc tích hợp giáo dục STEM, thực tế cho thấy có một số lượng lớn học sinh chưa sẵn sàng tham gia tích cực vào hoạt động STEM trong nhà trường hiện nay.
– Khó khăn từ việc tổ chức giờ học STEM trong nhà trường: Sắp xếp lịch học theo môn kiểu xen kẽ và trải dài hết các tuần/ năm học. Bố trí TKB cho các môn học hiện nay tại các trường vẫn áp dụng theo hình thức cũ --> Giáo viên của các môn học cụ thể khác nhau khó tiến hành công việc liên môn.
– Khó khăn từ việc thiếu công cụ đánh giá: Thiếu các công cụ đánh giá chất lượng. Việc đánh giá kết quả theo nhóm và đánh giá theo cá nhân học sinh: Chưa có một hình thức thống nhất chung trong hệ thống giáo dục.
– Khó khăn khác như thời gian và khối lượng công việc tăng thêm do phải lập kế hoạch tích hợp các bài học STEM vào chương trình giảng dạy hiện tại của giáo viên; Rào cản về cơ sở vật chất để tổ chức giờ học STEM tại nhà trường; Rào cản về kiến thức và kỹ năng về giáo dục STEM của GV; Rào cản do các công việc hành chính khác của Giáo viên đang phải đảm nhiệm,…Thù lao cho GV khi tham gia tổ chức hoạt động STEM trong nhà trường.
3.3. Khái niệm
Mô hình giáo dục STEM Farm là một giải pháp giáo dục tích hợp các môn khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) cho giáo dục phổ thông vào lĩnh vực nông nghiệp.
3.4. Mục tiêu mô hình STEM Farm mang lại
– Đổi mới phương thức dạy & học (Phù hợp CT PT 2018 & đáp ứng mục tiêu CT PT 2018)
– Giải quyết bài toán nhân sự và cơ sở vật chất cho các nhà trường hiện nay
– Giải quyết khó khăn trong xây dựng chương trình STEM nhà trường và các khó khăn từ phía GV
– Phát triển tư duy HS thông qua HĐ STEM
– HS có trải nghiệm thực tế, kiến thức và kỹ năng cần thiết cho tương lai, nâng cao nhận thức về môi trường và tình yêu thiên nhiên cho HS
– Tăng cường tính đoàn kết và hợp tác HS
– Góp phần chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai HS
3.5. Cấu trúc mô hình và thiết bị STEM Farm trong trường học
Cơ sở vật chất của mô hình STEM Farm, bao gồm từng thành phần cụ thể và vai trò của chúng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục STEM.
3.5.1. Khu vườn tự nhiên
– Diện tích: Khu vườn nên có diện tích tối thiểu từ 40-100m² tùy thuộc vào quy mô và số lượng học sinh tham gia.
– Khu vực trồng cây: Lựa chọn các cây lâu năm (cây hoa, cây ăn quả, cây lâu năm) để học sinh có thể trải nghiệm quá trình phát triển khác nhau (nếu diện tích cho phép hoặc có sẵn)
3.5.2. Nhà nhỏ hoặc chuồng nuôi:
– Chuồng gà: Một đơn vị nuôi từ 3-5 con gà để học sinh tìm hiểu về tập tính chăn nuôi, quá trình sinh sản và sự phát triển của động vật.
– Chuồng thỏ: Có thể nuôi một số con thỏ để nghiên cứu về tập tính, thức ăn và sự sinh trưởng.
– Chuồng nuôi chuột Hamster: Có thể nuôi một số chuột Hámter để nghiên cứu về tập tính, thức ăn và sự sinh trưởng.
3.5.3. Hệ thống tưới tiêu chung của hệ thống
– Tưới nhỏ giọt: Giúp đảm bảo lượng nước cần thiết cho cây trong khi tiết kiệm nước.
– Bể chứa nước: Lưu trữ nước mưa và hệ thống xử lý nước để nước có thể được sử dụng cho tưới tiêu và nuôi động vật.
– Bình tưới tự động: Kèm theo bộ cảm biến độ ẩm để tự động tưới khi cần.
– Tủ chứa nước: Kết hợp với hệ thống xử lý nước.
3.5.4. Khu vực học tập ngoài trời
– Ghế và bàn: Cấu trúc thoải mái cho học sinh thực hiện ghi chép và trao đổi ý tưởng.
– Mái che: Cung cấp bóng mát để học sinh có thể sử dụng không gian này trong các điều kiện thời tiết khác nhau.
3.5.5. Nhà kính
– Thiết kế: Kích thước: Khoảng 20-30m², đủ cho từ 10-20 loại cây trồng. Cấu trúc: Có thể làm từ nhựa PVC hoặc trị giá kính bảo vệ chống lại côn trùng, mà vẫn cho phép ánh sáng đi vào.
– Hệ thống thông gió: Quạt hoặc cửa sổ có thể mở: Để đảm bảo không khí được lưu thông, điều chỉnh nhiệt độ bên trong.
– Máy đo ẩm: Giúp theo dõi độ ẩm bên trong nhà kính.
3.5.6. Khu vực dành cho thí nghiệm:
Khung thử nghiệm: Các kệ để đặt các chậu cây thí nghiệm và theo dõi sự phát triển và điều kiện của từng cây.
3.5.7. Phòng thí nghiệm và thực hành
– Diện tích: Khoảng 30-50m² với không gian đủ để bố trí các thiết bị học tập và thực hành.
– Thiết bị:
-
- Bảng thí nghiệm: Bề mặt chống hóa chất để thực hiện các thí nghiệm an toàn.
- Máy đo pH: Để phân tích độ pH của đất và nước.
- Máy đo độ ẩm: Để xác định độ ẩm của đất và không khí, giúp học sinh hiểu về yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển của thực vật.
- Kính hiển vi: Số lượng: 2-5 cái để học sinh có thể nghiên cứu vi sinh vật có trong đất hoặc nước.
- Các dụng cụ thủ công: Vật liệu: dao, kéo, xẻng, thùng chứa hỗn hợp đất và các dụng cụ trồng cây khác.
3.5.8. Hệ thống lưu trữ:
-
- Ngăn chứa hóa chất, phân bón, dung môi,…Đảm bảo chất lượng và an toàn của hóa chất sử dụng trong thí nghiệm.
- Hệ thống lưu trữ dụng cụ: Sắp xếp ngăn nắp cho các dụng cụ thí nghiệm để dễ dàng tiếp cận.
3.5.9. Khu vực thực hành (trạm chế biến): Trang bị với các dụng cụ phục vụ việc làm thí nghiệm, chế biến thực phẩm, chẳng hạn như máy ép, máy xay sinh tố cho việc làm nước trái cây từ rau củ, hoặc căn phòng cho các sản phẩm từ động vật (như trứng).
3.5.10. Tủ rau thông minh phục vụ các thí nghiệm cho thực vật
Giải pháp tủ rau thông minh đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh: Mầm non, Tiểu học, THCS và THPT: Tủ có kích thước phổ biến: rộng một mét vuông, chiều sâu 0.4 mét, cao 1.6 mét, 3-5 ngăn độc lập. Tủ có các module cảm biến nhiệt độ và độ ẩm được kết nối với bộ điều khiển trung tâm. Với tủ trồng rau này toàn bộ dữ liệu cảm biến như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, CO2, thu thập sẽ truyền về máy chủ, người dùng có thể điều khiển tủ trồng rau thông minh trên các loại thiết bị điện tử kết nối internet như laptop, điện thoại.
3.5.11. Cơ sở vật chất bổ sung
– Thiết bị công nghệ:
-
- Máy tính hoặc máy tính bảng: Cho phép học sinh tìm kiếm thông tin và sử dụng các ứng dụng hỗ trợ học tập, cũng như lập kế hoạch sản xuất nông nghiệp.
- Phần mềm thiết kế mô hình: Cho phép học sinh mô phỏng điều kiện trồng, thiết kế mô hình nông trại.
– Thiết bị khoa học:
-
- Giá đỡ mẫu: Để học sinh có thể trình bày và nghiên cứu các mẫu đất, nước hoặc thực vật.
- Trạm khí tượng: Đo lường các thông số thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa nhằm giúp học sinh theo dõi điều kiện khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp.
3.6. Thiết bị an toàn và bảo trì hệ thống
3.6.1. Quy định an toàn: Đảm bảo có hướng dẫn an toàn cho các hoạt động thực hành và thí nghiệm.
3.6.2. Bảo trì định kỳ: Lên kế hoạch kiểm tra và bảo trì thường xuyên cho các thiết bị, phòng thí nghiệm, và khu vườn nhằm giữ cho chúng trong tình trạng tốt nhất và đảm bảo an toàn cho học sinh.
- Tài liệu được thiết kế dạng khóa học phù hợp với thời lượng các môn học ở trường học hiện nay
- Chương trình cho cấp tiểu học
Chủ đề | Lớp 1 | Lớp 2 | Lớp 3 | Lớp 4 | Lớp 5 |
Thực vật | X | X | X | X | X |
Động vật | X | X | X | X | X |
Con người và sức khỏe | X | X | X | X | X |
Trái đất và bầu trời | X | X | X | ||
Sinh vật và môi trường | X | X | |||
Năng lượng | X | X | |||
Chất | X | X | |||
Nấm, vi khuẩn | X | X |
- Chương trình cho cấp trung học cơ sở
Chủ đề | Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 |
Chất và sự biến đổi của chất | X | X | X | X |
Vật sống | X | X | X | X |
Năng lượng và sự biến đổi | X | X | X | X |
Trái đất và bầu trời | X | X | X |
- Chương trình cho cấp trung học phổ thông
Chủ đề | Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 |
Sinh học tế bào | X | ||
Sinh học vi sinh học và virut | X | ||
Sinh học cơ thể | X | ||
Di truyền học | X | ||
Tiến hóa | X | ||
Sinh thái và môi trường | X | ||
Công nghệ tế bào | X | ||
Công nghệ Enzim | X | ||
Công nghệ vie sinh vật trong xử lý môi trường | X | ||
Dinh dưỡng khoáng và năng suất cây trồng | X | ||
Dịch bênh ở người | X | ||
Về sinh an toàn thực phẩm | X | ||
Kiểm soát sinh học | X | ||
Sinh thái nhân văn | X |
- Hoạt động ngoại khóa và các sự kiện
– Ngày hội STEM Farm: Tổ chức sự kiện hàng năm vào cuối tháng 6, nơi mỗi lớp trưng bày sản phẩm, trải nghiệm của mình trong quá trình thực hiện dự án.
– Cuộc thi trồng rau hướng đến cộng đồng: Các lớp tham gia thi đua trồng cây, ghi lại tiến trình và chất lượng sản phẩm bằng video hoặc bài viết.
– Chuyến tham quan: Hợp tác với các trang trại địa phương cho học sinh khám phá thực tế về nông nghiệp hữu cơ và công nghệ.
– Khóa học kỹ năng sống: Phát động các buổi tọa đàm mời các chuyên gia về nông nghiệp và môi trường chia sẻ kiến thức và trải nghiệm thực tế.
- Đánh giá và phản hồi
- Phương pháp đánh giá học sinh:
Sử dụng rubrics để đánh giá sự tham gia và chất lượng sản phẩm (0-5 điểm cho từng tiêu chí như sự sáng tạo, độ chính xác và tính hợp tác).
Tổ chức các buổi phản ánh nhóm, nơi học sinh chia sẻ kinh nghiệm và nhận phản hồi từ nhau.
- Phản hồi giáo viên:
Tạo bảng khảo sát hàng tháng để học sinh và giáo viên có thể gửi phản hồi về các hoạt động và đề xuất cải tiến chương trình.
Đánh giá cuối cùng vào cuối năm học để tổng kết các yếu tố thành công cũng như khó khăn gặp phải.
V. Thời gian và quy trình thực hiện
– Giai đoạn 1 (01 tháng): Khảo sát thực tế địa điểm, lên thiết kế và đàm phán với nhà trường về phương án cấu trúc và dự toán và ký hợp đồng hợp tác cho mô hình STEM farm.
– Giai đoạn 2 (01 tháng): Xây dựng và lắp đặt thiết bị cho STEM Farm
– Giai đoạn 3 (3-7 ngày): Tập huấn chuyên môn cho đội ngũ Giáo viên của nhà trường (Nếu sử dụng phương án GV tại chỗ) và xây dựng thời khóa biểu chi tiết
– Giai đoạn 4 (Sau 35 ngày ký hợp đồng): Triển khai chương trình học chính thức (tổ chức các hoạt động tại STEM Farm)
– Giai đoạn 5: Đánh giá kết quả học tập học sinh, cải thiện chương trình và lập kế hoạch cho năm tiếp theo.
VII. Dự toán tổng thể (ước tính) xây dựng và vân hành mô hình STEM Farm trong trường học
Tổng dự toán cho việc xây dựng cơ sở vật chất của mô hình STEM Farm, bao gồm 02 hạng mục chính: Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị và Thuê chương trình giáo dục STEM, chi tiết gồm 7 hạng mục sau:
7.1. Chi phí xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị
7.2. Chi phí trang thiết bị và công nghệ
7.3. Chi phí vận hành mô hình hàng năm
7.4. Chi phí khác (đào tạo, sự kiện, hội thảo)
7.5. Chi phí thuê chương trình vận hành STEM Farm và thù lao giáo viên giảng dạy
7.6. Chi phí khác phát sinh (Dự phòng)
7.7. Kinh phí bảo vệ, dọn dẹp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho mô hình:
Lưu ý:
- Mức chi phí trên là ước tính có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô cụ thể của mô hình, khu vực địa lý, và nhu cầu đào tạo hoặc phát triển thêm.
- Cần lên kế hoạch chi tiết cho từng hạng mục để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm trong quá trình xây dựng và vận hành.
VII. Cách hợp tác với nhà trường và địa phương
7.1. Mô hình hợp tác trực tiếp với cơ sở giáo dục (nhà trường) cùng vận hành và khai thác
Nội dung | Nhiệm vụ, Quyền lợi của nhà trường | Nhiệm vụ, Quyền lợi của IRETD |
Đầu tư cơ sở vật chất ban đầu | X | |
Vận hành mô hình | X | |
Giáo viên | X | |
Thu kinh phí từ xã hội hóa | X | |
Lợi nhuận | X | X |
7.2. Mô hình chuyển giao trọn gói cho cơ sở giáo dục, địa phương
Nội dung | Nhiệm vụ, Quyền lợi của nhà trường | Nhiệm vụ, Quyền lợi của IRETD |
Đầu tư cơ sở vật chất ban đầu | X | |
Vận hành mô hình | X | |
Giáo viên | X | |
Thu kinh phí từ xã hội hóa | X | |
Lợi nhuận | X | X |
Lưu ý: Mô hình có thể điều chỉnh mô hình hợp tác giữa các đối tác
VIII. Kết luận
Đề án Xây dựng STEM Farm trong trường tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông là một mô hình giáo dục tiên tiến, mang lại hiệu quả rõ rệt. Việc kết hợp lý thuyết với thực hành không chỉ giúp học sinh nắm vững kiến thức mà còn phát triển toàn diện các kỹ năng sống. Một môi trường học tập tích cực sẽ nuôi dưỡng những thế hệ tương lai có trách nhiệm và yêu thương thiên nhiên.
PHỤ LỤC 1: Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ GD&ĐT
Phụ lục 2: Biên bản nghiệm thu đề tài KHCN Cấp Bộ GD&ĐT
Phụ lục 3: Quyết định giao nhiệm vụ của Bộ GD&ĐT cho nhóm nghiên cứu
Phụ lục 4: Danh mục tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động giáo dục cho từng lớp học
- Lớp 1, gồm các chủ đề sau:
– Thực vật và động vật xung quanh
– Chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi
– Các bộ phận bên ngoài và giác quan cơ thể
– Giữ cho cơ thể khỏe mạnh và an toàn
– Bầu trời ban ngày, ban đêm
– Thời tiết
- Lớp 2, gồm các chủ đề sau:
– Môi trường sống của thực vật và động vật
– Bảo về môi trường sống của thực vật và động vật
– Hệ vận động, hệ hô hấp, bài tiết noớc tiểu
– Chăm sóc và bảo về các ở quan trong cơ thể
– Các mùa trong năm
– Một số thiên tai thường gặp
- Lớp 3, gồm các chủ đề sau:
– Các bộ phận của động vật, thực vật và chức năng của chúng
– Sử dụng hợp lý thực vật và động vật
– Hệ tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh
– Chăm sóc và bảo vệ các cơ quan trong cơ thể
– Phương hướng
– Một số đặc điểm trái đất
– Trái đất trong hệ mặt trời
- Lớp 4, gồm các chủ đề sau:
– Nước và không khí
– Ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ
– Nhu cầu của động vật và thực vật
– Nấm
– Dinh dưỡng và một số bệnh liên quan, phòng tránh đuối nước
– Chuỗi thức ăn và vai trò thực vật trong chuỗi thức ăn
- Lớp 5, gồm các chủ đề sau:
– Đất, sự biến đổi của đất
– Năng lượng điện, chất đốt, mặt trời, gió và nước chảy
– Sinh sản ở thực vật và động vật
– Sự lớn lên và phát triển của thực vật và động vật
– Vi khuẩn
– Sinh sản và phát triển ở người, chăm sóc sức khỏe tuổi dậy thì, phòng tránh bị xâm hại
– Vai trò môi trường đến sinh vật và con người, tác động của con gnuwoif đến môi trường
- Lớp 6, gồm các chủ đề sau:
– Các thể của chất, oxi và không khí, dung dịch, tách chất ra khỏi hỗn hợp
– Tế bào – đơn vị của sự sống
– Sự đa dạng của nhóm sinh vật: vi rút, vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật và bảo về sự đa dạng sinh học
– Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên và sự cần thiết bảo về đa dạng sinh học
– Nhiệt độ
– Lực và chuyển động
– Chuyển hóa năng lượng, năng lượng hao phí, năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng
– Chuyển động mặt trời, mặt trăng, hệ mặt trời và ngân hà
- Lớp 7, gồm các chủ đề sau:
– Cấu trúc của nước và trao đổi nước ở sinh vật
– Nguyên tố hóa học, tuần hoàn các nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, liên kết hóa học, công thức hóa học của chất
– Trao đổi chất và năng lượng, vai trò trao đổi chất và năng lượng, chuyển hóa năng lượng tế bào, trao đổi khí, trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở sinh vật
– Cảm ứng động vật và thực vật, tập tính ở động vật
– Cơ chế và các giai đoạn sinh trưởng phát triển ở sinh vật, nhân tố ảnh hưởng, điều hòa sinh trưởng và phát triển, các pương pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển
– Sinh sản vô tính và hữu tính ở sinh vật, các yếu tố ảnh hưởng và điều hóa sinh sản ở sinh vật
– Quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trưởng,
– Quan hệ giữa các các quá trình sinh lý trong cơ thể
– Tốc độ chuyển động, đo tốc độ, đồ thị quảng đường và thời gian
– Năng lượng sinh học (QUang hợp, hô hấp ở tế bào)
– Sóng âm, độ to và cao của âm thành, phản xạ âm
– Ánh sáng, phản xạ ánh sáng, gương phẳng
– Từ: Nam châm, từ trường trái đất, nam châm điện
- Lớp 8, gồm các chủ đề sau:
– Phản ứng hóa học, năng lượng trong phản ứng hóa học
– Định luật bảo toàn khối lượng
– Nồng độ dung dịch, tốc độ phản ứng,
– Axit, Bazơ, Muối và phân bón hóa học
– Hệ vận động, bảo vệ hệ vận động, vai trò tập thể dục, sức khỏe học đường
– Hệ tiêu hóa, chế độ dinh dưỡng, bảo vệ hệ tiêu hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm
– Hệ tuấn hoàn, Bảo vệ hệ tuần hoàn, bệnh về hệ tuần hoàn và máu, miễn dịch và vacxin
– Chức năng hệ hô hấp, bảo vệ hệ hô hấp
– Chức năng hệ bào tiết và bảo vệ hệ bào tiết
– Môi trường trong cơ thể và bảo vệ môi trường trong cơ thể
– Hệ thần kinh, giác quan, sức khỏe học đường liên quan bảo vệ hệ thần kinh và giác quan
– Chức năng các tuyến nội tiết và bảo vệ các tuyến nội tiết
– Chức năng da, bảo vệ da và thân nhiệt
– Cấu tạo và chức năng hệ sinh sản, bảo vệ sức khỏe sinh sản
– Nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh
– Quần thể, quần xã và hệ sinh thái
– Cân bằng tự nhiên và duy trì cân bằng tự nhiên
– Ô nhiễm môi trường, tác động của con người đến môi trường, biến đổi khí hậu,
– Hạn chế ô nhiễm môi trường, gìn giữ thiên nhiên
– Hoạt động hệ cơ xương vận động con người
– Khối lượng riêng, áp xuất bề mặt, tăng giảm áp suất, Áp suất trong chất lỏng, chất khí, áp suất rễ và áp suất thẩm thấu ở tế bào
– Năng lượng nhiệt, dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt, điều hòa thân nhiệt, dòng năng lượng trong hệ sinh thái
– Thu nhận âm thanh ở cơ quan thính giác
– Thu nhận và điều tiết ảnh sáng ở mắt
– Dòng điện, nhiễm điện, tác dụng của dòng điện, nguồn điện, mạch điện, cường độ dòng điện, hiệu điện thế
– Chu trình các chất trong hệ sinh thái
- Lớp 9, gồm các chủ đề sau:
– Tính chất kim loại, khác nhau giữa kim loại và phi kim, tách kim loại và hợp kim,
– Hợp chất hữu cơ
– Di truyền, Gen, đột biến gen, lai ở thực và động vật, gen và tính trạng, nhiễm sắc thể, đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể,
– Di truyên giới tính, di truyền liên kết, tính trạng ở người,
– Bệnh tật di truyền, di truyền với hôn nhân, công nghệ di truyền và đạo đức sinh học,
– Tiến hóa: Chọn lọc tự nhiên, bằng chứng tiến hóa, sự phát sinh sự sống trên trái đất
– Năng lượng cơ học, vòng năng lượng trên trái đất, năng lượng hóa thạch, năng lượng tái tạo,
– Ánh sáng: Khúc xạ, tán sắc, màu sắc, phản xạ toàn phần, lăng kính, thấu kính, kính lúp,
– Năng lượng điện, công suất điện, mạch điện nối tiếp và song song,
– Cảm ứng điện từ, nguyên tác tạo dòng điện, tác dụng dòng điện
– Khai thác tài nguyên từ vỏ trái đất, Khai thác đá vôi, công nghiệp silicate, khai thác nguyên liệu hóa thạch, nguồn các bon, chu trình các bon.
- Lớp 10: Đang triển khai nghiên cứu
- Lớp 11: Đang triển khai nghiên cứu
- Lớp 12: Đang triển khai nghiên cứu
Lưu ý: Mỗi chủ đề được thiết kế từ 10 đến 12 thí nghiệm hoặc hoạt động giáo dục